VỐN ĐẦU TƯ LÀ GÌ?

vốn đầu tư là gì

Vốn đầu tư là gì là băn khoăn của hầu hết những người mới bắt đầu tham gia vào thị trường đầu tư tài chính. Do có quá nhiều quan điểm về vốn đầu tư là gì nên người đầu tư thực sự bị hoang mang không biết đâu mới là cách tiếp cận chính xác nhất.

Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính trong nước và quốc tế, các nhà đầu tư mới đã và đang để ý đến miếng bánh béo bở này.

Điều quan trọng để đầu tư sinh lời hiệu quả là người đầu tư phải có một nguồn ngân sách nhất định, đồng thời biết nên đầu tư vào đâu để sinh lời hiệu quả. Bài viết sau đây, Tư Vấn Luật Loan Loan xin giải đáp thắc mắc về khái niệm vốn đầu tư,

Vậy vốn đầu tư là gì?

Nguồn vốn đầu tư là nguồn vốn tích lũy của xã hội, được sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội và nhằm duy trì và tạo các tiềm lực mới dựa vào các dự án, công trình đầu tư.
 
Vốn đầu tư được hiểu là toàn bộ chi phí mà nhà đầu tư bỏ ra để thực hiện hoạt động đầu tư, được hình thành từ hai nguồn chính là nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài.
 
Khi thực hiện một dự án nhất định thì cần có nguồn vốn để thực hiện dự án đó. Vốn đầu tư dự án chính là tổng nguồn vốn góp, bao gồm vốn điều lệ của doanh nghiệp, vốn vay, vốn huy động từ cá nhân, tổ chức khác trước khi thực hiện dự án.
 
Một doanh nghiệp có thể thực hiện một hoặc nhiều dự án đầu tư khác nhau phụ thuộc vào nguồn lực tài chính của doanh nghiệp đó.
 
Khái niệm vốn đầu tư chưa được nhiều người hiểu đúng ý nghĩa, đúng bản chất của nó mà nhiều người chỉ quan tâm đến vốn điều lệ của doanh nghiệp.
 
Vốn đầu tư là cụm từ thường phổ biến đối với những doanh nghiệp FDI (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). 
 
Vốn đầu tư thông thường sẽ gắn liền với các dự án đầu tư cụ thể và được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi nhà đầu tư tiến hành đầu tư kinh doanh.
 
Nguồn vốn đầu tư là gì: Nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tích lũy được thể hiện dưới dạng giá trị được chuyển hóa thành vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.
 
Đây là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn tập trung và phân phối vốn cho đầu tư phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và xã hội.
 
Khái niệm nguồn vốn của doanh nghiệp: Nguồn vốn của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản của doanh nghiệp.
 

Đặc điểm về vốn đầu tư

Thứ nhất, đầu tư được coi là yếu tố khởi đầu cơ bản của sự phát triển và sinh lời. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố tạo nên tăng trưởng và sinh lời, trong đó có yếu tố đầu tư.

Nhưng để bắt đầu một quá trình sản xuất hoặc tái mở rộng quá trình này, trước hết phải có vốn đầu tư. Nhờ sự chuyển hoá vốn đầu tư thành vốn kinh doanh tiến hành hoạt động, từ đó tăng trưởng và sinh lời.

Trong các yếu tố tạo ra sự tăng trưởng và sinh lời này vốn đầu tư được coi là một trong những yêú tố cơ bản. Đặc điểm này không chỉ nói lên vai trò quan trọng của đầu tư trong việc phát triển kinh tế mà còn chỉ ra động lực quan trọng kích thích các nhà đầu tư nhằm mục đích sinh lời. Tuy nhiên, động lực này thường vấp phải những lực cản bởi một số đặc điểm khác.

Thứ hai, đầu tư đỏi hỏi một khối lượng vốn lớn, khối lượng vốn đầu tư lớn thường là tất yếu khách quan nhằm tạo ra những điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết đảm bảo cho tăng trưởng và phát triển kinh tế như:

Xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng các cơ sở công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, công nghiệp hoá dầu, công nghiệp lương thực thực phẩm, ngành điện năng…

Vì sử dụng một khối lượng vốn khổng lồ, nên nếu sử dụng vốn kém hiệu quả sẽ gây nhiều phương hại đến sự phát triển kinh tế xã hội.

Đặc biệt, sử dụng vốn đầu tư nước ngoài với khối lượng vốn lớn và kém hiệu quả thì gánh nợ nước ngoài ngày càng chồng chất vì không có khả năng trả nợ, tình hình tài chính khó khăn sẽ dẫn đến khủng hoảng tài chính tiền tệ.

Các cơn lốc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Mêhicô và các nươc Đông nam á vừa qua là những điển hình về tình trạng này.

Thứ ba, quá trình đầu tư XDCB phải trải qua một quá trình lao động rất dài mới có thể đưa vào sử dụng được, thời gian hoàn vốn vì sản phẩm XDCB mang tính đặc biệt và tổng hợp.

Sản xuất không theo một dây truyền hàng loạt mà mỗi công trình, dự án có kiểu cách, tính chất khác nhau lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố điều kiện tự nhiên, địa điểm hoạt động thay đổi liên tục và phân tán, thời gian khai thác và sử dụng thường là 10 năm, 20 năm, 50 năm hoặc lâu hơn tuỳ thuộc vào tính chất dự án.

Quá trình đầu tư thường gồm ba giai đoạn: Xây dựng dự án, thực hiện dự án và khai thác dự án.

Giai đoạn xây dựng dự án, giai đoạn thực hiện dự án là giai đoạn tất yếu, những giai đoạn này lại kéo dài mà không tạo ra sản phẩm.

Đây chính là nguyên nhân của công thức “Đầu tư mâu thuẫn với tiêu dùng”, vì vậy, có nhà kinh tế cho rằng đầu tư la quá trình làm bất động hoá một số vốn nhằm thu lợi nhuận trong nhiều thời kỳ nối tiếp sau này, cho nên muốn nâng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cần chú ý tập trung các điều kiện đầu tư có trọng điểm nhằm đưa nhanh dự án vào khai thác.

Khi xét hiệu quả đầu tư cần quan tâm xem xét toàn ba giai đoạn của quá trình đầu tư, tránh tình trạng thiên lệch, chỉ tập trung vào giai đoạn thực hiện dự án mà không chú ý vào cả thời gian khai thác dự án.

Do chú ý sản xuất kéo dài nên việc hoàn vốn được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm, phải lựa chọn trình tự bỏ vốn thích hợp để giảm mức tối đa thiệt hại do ứ đọng vốn ở sản phẩm dở dang, việc coi trọng hiệu quả kinh tế do đầu tư mang lại là rất cần thiết nên phải có các phương án lựa chọn tối ưu, đảm bảo trình tự XDCB.

Thời gian hoàn vốn là một chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đo lường và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

Thứ tư, đầu tư là một lĩnh vực có rủi ro lớn. Rủi ro, trong lĩnh vực đầu tư XDCB chủ yếu do thơi gian của quá trình đầu tư kéo dài. Trong thời gian này, các yếu tố kinh tế, chính trị và cả tự nhiên ảnh hưỏng sẽ gây nên những tổn thất mà cá nhà đầu tư không lường định hết khi lập dự án.

Các yếu tố được đầu tư. Sự thay đổi chính sách như quốc hữu hoá các cơ sở sản xuất, thay đổi chính sách thuế, mức lãi suất, sự thay đổi thị trường, thay đổi nhu cầu sản phẩm cũng có thể gây nên thiệt hại cho các nhà đầu tư, tránh được hoặc hạn chế rủi ro sẽ thu được những món lời lớn, và đây là niềm hy vọng kích thích các nhà đầu tư.

Chính xét trên phương diện này mà Samuelson cho rằng: đầu tư là sự đánh bạc về tương lai vơi hy vọng thu nhập của quá trình đầu tư sẽ lớn hơn chi phí của quá trình này. Đặc điểm chỉ ra rằng, nếu muốn khuyến khích đầu tư cần phải quan tâm đến lợi ích của các nhà đầu tư.

Lợi ích mà các nhà đầu tư quan tâm nhất là hoàn đủ vốn đầu tư của họ và lợi nhuận tối đa thu được nhờ hạn chế hoặc tránh rủi ro.

Do đó họ mong muốn hoàn vốn nhanh và có lãi. Vì vậy, các chính sách khuyến khích đầu tư cần quan tâm đến những ưu điểm miễn, giảm thuế trong thời kỳ đầu về khấu hao cao, về lãi suất vay vốn thấp, về chuyển vốn và lãi về nước nhanh, thuận tiện (vốn đầu tư nước ngoài).

Các nguồn hình thành vốn đầu tư

Vốn đầu tư của nến kinh tế được hình thành từ hai nguồn chính vốn trong nước và vốn nước ngoài.

Vốn trong nước

Cơ sở vật chất – kỹ thuật để có thể tiếp thu và phát huy tác dụng của vốn đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế của đất nước chính là khối lượng vốn đầu tư trong nước.

Tỷ lệ giữa vốn huy động được ở trong nước để tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả vốn nước ngoài tuỳ thuộc vào đặc điểm và điều kiện phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước.

Xét về lâu dài thì nguồn vốn đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế một cách liên tục, đưa đất nước đến sự phồn vinh một cách chắc chắn và không phụ thuộc phải là nguồn vốn đầu tư trong nước.

vốn đầu tư là gì
vốn đầu tư là gì

Vốn ngân sách nhà nước: gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Vốn ngân sách được hình thành từ vốn tích luỹ của nền kinh tế và được Nhà nước duy trì trong kế hoạch ngân sách để cấp cho đơn vị thực hiện các công trình thuộc kế hoạch Nhà nước.

Vốn của các doanh nghiệp quốc doanh: Được hình thành từ lợi nhuận để lại của các doanh nghiệp để bổ sung cho vốn kinh doanh.

Nguồn vốn này luôn có vai trò to lớn và tác dụng trực tiếp nhất đối với tốc độ tăng trưởng hàng năm của tổng sản phẩm trong nước. Đây chính là nguồn vốn mà các chính sách kinh tế trong các giai đoạn tiếp theo.

Vốn của tư nhân và của hộ gia đình:Trong xu hướng khuyến khích đầu tư trong nước và cổ phần hoá những doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ thì nguồn vốn đầu tư từ khu vực này ngày càng lớn về quy mô và tỷ trọng so với vốn đầu tư của khu vực Nhà nước.

Vốn đầu tư của tư nhân hay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ đi các loại thuế và các khoản lãi cho các cổ đông (đối với công ty cổ phần).

Vốn của dân cư là phần thu nhập chưa dùng đến thường được tích luỹ dưới dạng trữ kim, USD hay các bất động sản hoặc gửi tiết kiệm trong ngân hàng hoặc ngày công lao động.

Vốn nước ngoài

Vốn đầu tư nước ngoài là vốn của các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào trong nước dưới các hình thức đầu tư gián tiếp hoặc đầu tư trực tiếp.

Vốn đầu tư gián tiếp: là vốn của các Chính Phủ, các tổ chức quốc tế như: Viện trợ không hoàn lại, cho vay ưu đãi với lãi suất thấp với thời hạn dài, kể cả vay theo hình thức thông thường.

Một hình thức phổ biến của đầu tư gián tiếp tồn tại dưới hình thức ODA-Viện trợ phát triển chính thức của các nước công nghiệp phát triển.

Vốn đầu tư gián tiếp thương lớn, cho nên tác dụng mạnh và nhanh đối với việc giải quyết dứt điểm các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của nước nhận đầu tư.

Vai trò đầu tư gián tiếp được thể hiện ở những thành tựu phát triển kinh tế xã hội của Hàn Quốc, philipine những năm sau giải phóng và đối với Việt Nam những năm chống Mỹ cứu nước.

Tuy nhiên, tiếp nhận vốn đầu tư gián tiếp thường gắn với việc trả giá bằng chính trị và nợ nần chồng chất nếu không sử dụng có hiệu quả vốn vay và thực hiện nghiêm ngặt chế độ trả nợ vay.

Các nước Đông Nam á và NICS Đông á đã thực hiện giải pháp vay dài hạn, vay ngắn hạn rất hạn chế và đặc biệt không vay thương mại. Vay dài hạn lãi suất thấp, việc trả nợ không khó khăn ví có thời gian hoạt động đủ để thu hồi vốn.

Vốn đầu tư trực tiếp (FDI): là vốn của các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài đầu tư sang các nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý quá trình sử dụng và thu hồi vốn bỏ ra.

Vốn này thường không chỉ đủ lớn để giải quyết dứt diểm từng vấn đề kinh tế xã hội của nước nhận đầu tư . Tuy nhiên, với vốn đầu tư trực tiếp, nước nhận đầu tư không phải lo trả nợ, lại có thể dễ dàng có được công nghệ ( do người đầu tư dem vào góp vốn sử dụng ), trong đó có cả công nghệ bị cấm xuất theo con đường ngoại thương, ví lý do cạnh tranh hay cấm vận nước nhận đầu tư; học tập kinh nghiệm quản lý, tác phong làm việc theo lối công nghiệp của nước ngoài, gián tiếp có chỗ đứng trên thị trường thế giới ; nhanh chóng được thế giới biết đến thông qua quan hệ làm ăn với nhà đầu tư.

Nước nhận đầu tư trực tiếp phải chia sẻ lợi ích kinh tế do đầu tư đem lại với người đầu tư theo mức độ góp vốn cuả họ. Vì vậy, có quan điểm cho rằng đầu tư trực tiếp sẽ làm cạn kiệt tài nguyên của nước nhận đầu tư.

Tuỳ theo điều kiện cụ thể của mình, các nước ASEAN và NICS Đông á, có nước dựa chủ yếu vào vốn đầu tư gián tiếp (Hàn Quốc, philipin, Thái lan, Inđônêsia, Malaixia), có nhiều nước lại chú trọng vốn đầu tư trực tiếp ( Singapo, Hồngkông).

Để thu hút nhanh các nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, các nước ASEAN và NICS Đông á đã tạo môi trường thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài như cung cấp cơ sở hạ tầng, dịch vụ, có luật đầu tư ưu đãi, lập các khu chế xuất. Hướng thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở các nước ASEAN là kỹ thuật cao, ở các nước NICS là phục vụ xuất khẩu.

Ở Việt Nam để đạt được tốc độ tăng GDP ít nhất là 7%/ năm thì tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 10 năm (2001-2010) phải đạt mức 50-55 tỷ USD.

Theo tình hình Việt Nam hiện nay thì các nguồn vốn trong nước chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu, nửa còn lại phải huy động tử bên ngoài.

Đó chính là vồn ODA và FDI, trong đó dự kiến thu hút khoảng 11-12 tỷ USD vốn ODA và 15-17 tỷ vốn FDI tổng cộng 25-28 tỷ USD vốn nước ngoài ( theo chiến lược phát triển kinh tế do Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự thảo ).

Nhà đầu tư thường đầu tư vào đâu để sinh lời?

Vốn đầu tư thực chất chính là tất cả các nguồn lực mà nhà đầu tư bỏ ra để đầu tư sinh lời. Nguồn lực có thể là của cải vật chất, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và tất cả các tài sản vật chất khác.

Trong nền kinh tế thị trường thì vốn đầu tư chính là toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu phục vụ cho quá trình sản xuất/đầu tư tiếp theo của doanh nghiệp.

Như vậy, vốn là điều kiện đầu tiên và là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào.

Khi một doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô sản xuất hoặc thực hiện các dự án của mình, họ sẽ tiến hành huy động vốn từ các nhà đầu tư.

Nhưng làm thế nào để nhà đầu tư tin tưởng bỏ tiền ra khi mà đầu tư giống như một “canh bạc”, sẽ có lúc được lúc mất?

Cần nhấn mạnh rằng đầu tư không phải là một canh bạc. Cờ bạc là bỏ tiền để đặt cược vào một kết quả mơ hồ rằng bạn có thể thắng tiền.

Trong khi đó đầu tư là bỏ tiền ra nghiên cứu giá trị doanh nghiệp trước khi đi đến quyết định đầu tư sinh lời. Do đó, nhà đầu tư thường đầu tư vào đâu thì câu trả lời nằm ở tiềm năng của doanh nghiệp.

Một công ty có nền tảng giá trị tốt và cơ hội tăng trưởng rộng mở trong tương lai thường sẽ thu hút được nguồn vốn từ các nhà đầu tư.

Điều này lý giải vì sao cổ phiếu của những công ty tốt thường đạt giá trị cao trên sàn giao dịch chứng khoán. Và lý giải vì sao nguồn vốn của Passion Investment lại đầu tư vào các công ty giá trị dài hạn.

Có thể khi thị trường chung giảm điểm, cổ phiếu đó sẽ phải rớt giá nhưng ngay khi thị trường hồi phục, nó sẽ dần trở về giá trị thực của mình.

Để đầu tư tài chính hiệu quả, nhà đầu tư mới không chỉ cần hiểu rõ về vốn đầu tư là gì mà còn cần nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường và trau dỗi kỹ năng đầu tư.

Thông thường, đầu tư vào giá trị doanh nghiệp sẽ giúp hạn chế rủi ro hơn là đầu tư “bầy đàn”, đầu tư theo cảm tính. Còn tất nhiên lựa chọn cuối cùng vẫn nằm ở quyết định của chính nhà đầu tư.

Trên đây là những nội dung về dịch vụ luật sư tư vấn vốn đầu tư là gì chúng tôi muốn cung cấp đến quý khách hàng. Hy vọng phần tư vấn về vấn đề vốn đầu tư là gì trên đây sẽ hữu ích với bạn.

Quý khách hàng có nhu cầu tìm kiếm luật sư vốn đầu tư là gì chỉ cần nhấc máy và gọi ngay về số điện thoại tư vấn pháp luật, đội ngũ luật sư luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vấn đề vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực bảo hiểm mà bạn đang gặp phải.

Bước 1: Kết nối với tổng đài luật sư vốn đầu tư là gì bằng cách gọi tới sđt

Bước 2: Nghe lời chào và vui lòng đợi kết nối tới chuyên viên tư vấn

Bước 3: Kết nối với luật sư, chuyên viên tư vấn trong lĩnh vực doanh nghiệp và đặt câu hỏi cho luật sư, chuyên viên

Bước 4: Lắng nghe câu trả lời của chuyên viên tư vấn, trao đổi hoặc yêu cầu làm rõ hơn nội dung tư vấn.

Với việc liên hệ với tổng đài quý khách sẽ Tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí; Được đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn pháp lý có chuyên môn giàu kinh nghiệm chia sẻ và giải đáp những thắc mắc với thái độ phục vụ chuyên nghiệp – tận tâm; bảo mật tuyệt đối thông tin và bí mật đời tư.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực tư vấn vốn đầu tư là gì chúng tôi hiểu được rằng chỉ đọc qua quy định pháp luật thôi là chưa đủ, vậy nên bạn cần được tư vấn về những quy định pháp luật được hiểu như thế nào là đúng nhất, tránh hiểu sai lệch và thực hiện sai những dụng ý của nhà làm luật.

Vậy nên gọi đến tổng đài tư vấn vốn đầu tư là gì là rất cần thiết để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về địa chỉ Email

Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa để chúng tôi được ngày càng hoàn thiện hơn.

Recommended For You

About the Author:

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775