Trong quá trình hoạt động sản xuất, có thể nói vốn đối với các doanh nghiệp là một nhu cầu rất cần thiết, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn để đầu tư và các dự án, phương án sản xuất.
Thông thường, các doanh nghiệp sẽ tìm đến ngân hàng để xin vay vốn mà quên đi hoặc không biết bên cạnh ngân hàng thì còn có những tổ chức với phương thức tài trợ đa dạng, điều kiện vay và thủ tục đơn giản hơn đó chính là tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Vì thế, để hiểu rõ hơn về vai trò của các tổ chức tín dụng này trong nền kinh tế, Luật Loan Loan viết bài viết về các tổ chức tín dụng phi ngân hàng nhằm giới thiệu một số loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng phổ biến cùng với phương thức hoạt động của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Đồng thời, khái quát thực trạng hoạt động, quy mô hiện tại và hướng phát triển trong tương lai một số loại tổ chức tín dụng phi ngân hàng tại Việt Nam.
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là gì
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. (Theo Khoản 4, điều 4 Luật tổ chức tín dụng 2010).
Vai trò của tổ chức tin dụng phi ngân hàng
Đúng với cái tên của nó, tổ chức tín dụng phi ngân hàng này sẽ có rất nhiều vai trò và mang lại không it lợi ích cho các cá nhân cũng như tổ chức:
Tạo cơ hội đầu tư sinh lời cho cá nhân. Nhờ các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, các cơ hội đầu tư cho cá nhân tăng lên. Nguồn lợi sẽ mang lại cho cả hai phía nhờ tính quy mô, sự phân tán rủi ro và đa dạng hóa các danh mục đầu tư.
Cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng, tăng cường áp lực cạnh tranh với các ngân hàng thương mại, làm cho chất lượng dịch vụ phục vụ ngày càng được cải thiện tạo ra nhiều khả năng lựa chọn cho khách hàng.
Đáp ứng nhu cầu khác của cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng là nơi giúp bảo vệ khoản đầu tư và phân tán rủi ro cho các nhà đầu tư trong xã hội.
Các loại hình tổ chức phi ngân hàng
Công ty tài chính
Công ty tài chính là một trung gian tài chính tín dụng, được thành lập dưới dạng một công ty phụ thuộc (công ty kinh doanh lớn lập ra) hoặc công ty cổ phần (hoạt động độc lập, vốn hoạt động do cổ đông đóng góp).
Công ty tài chính sẽ huy động vốn từ :
Nhận tiền gửi của tổ chức;
Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức;
Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Thực hiện đầu tư thông qua các hoạt động:
Cho vay, bao gồm cả cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng
Bảo lãnh ngân hàng
Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, các giấy tờ có giá khác
Phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Có 3 loại công ty tài chính:
Công ty tài chính bán hàng:
Công ty tài chính bán hàng này gián tiếp cấp tín dụng cho người tiêu dùng để mua hàng hóa từ các nhà bán lẻ hay nhà sản xuất nào đó.
Công ty tài chính bán hàng thường do các công ty sản xuất bán hàng làm chủ sở hữu và thực hiện các khoản cho vay tài trợ cho khách hàng mua các sản phẩm, hàng hóa dịch vụ của công ty.
Công ty tài chính tiêu dùng:
Công ty tài chính tiêu dùng cung cấp phần lớn nguồn vốn của mình cho các cá nhân và hộ gia đình vay để mua sắm tiêu dùng như đồ nội thất, vật dụng gia đình, sửa chữa nhà, chi trả nhỏ.
VD: Citicorp, Owns Person-to-person Finance Company…
Công ty tài chính doanh nghiệp:
Công ty tài chính doanh nghiệp cung cấp các hình thức tín dụng chuyên biệt cho các doanh nghiệp bằng cách cấp tín dụng dưới hình thức mua có chiết khấu các khoản phải thu của doanh nghiệp (Factoring).
Công ty chứng khoán
Công ty chứng khoán là định chế tài chính trung gian chuyên kinh doanh chứng khoán, là đơn vị có tư cách pháp nhân, có vốn riêng và hạch toán độc lập.
Công ty chứng khoán hoạt động như một cầu nối giữa cung – cầu chứng khoán, góp phần điều tiết và bình ổn giá cả trên thị trường chứng khoán, đồng thời cung cấp các dịch vụ cho thị trường chứng khoán.
Công ty chứng khoán sẽ được thực hiện một số nghiệp vụ như:
Môi giới chứng khoán
Tự doanh chứng khoán
Tư vấn đầu tư chứng khoán
Bảo lãnh phát hành
Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán
Các nghiệp vụ hỗ trợ khác
Công ty bảo hiểm
Công ty bảo hiểm là một tổ chức tài chính mà hoạt động chủ yếu là nhằm bảo vệ tài chính cho những người có hợp đồng bảo hiểm về những rủi ro thuộc trách nhiệm của bảo hiểm trên cơ sở người tham gia phải trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm.
Công ty bảo hiểm thực hiện trung gian tài chính bằng cách sử dụng phí bảo hiểm thu được nhờ bán các hợp đồng bảo hiểm để đầu tư vào các hoạt động sau:
Gửi tiền vào các tổ chức ngân hàng
Đầu tư trái phiếu, cổ phiếu, cho vay thế chấp…
Bất động sản
Đầu tư vào quỹ đầu tư
Liên doanh
Phần lớn nguồn vốn đều mang tính chất dài hạn, do đó công ty bảo hiểm dễ dàng thực hiện đầu tư dài hạn, vừa mang lại lợi ích cao vừa có tính cạnh tranh trên thị trường tài chính.
Công ty cho thuê tài chính
Công ty cho thuê tài chính sử dụng vốn để mua các thiết bị máy móc theo yêu cầu của bên đi thuê rồi cho bên đi thuê thuê để sử dụng trong một thời gian nhất định.
Công ty cho thuê tài chính phần lớn do các NH lớn bỏ vốn ra thành lập hoặc tồn tại với loại hình công ty liên doanh hoặc công ty 100% vốn nước ngoài.
Công ty cho thuê tài chính có thể huy động vốn từ các hoạt động như:
Nhận tiền gửi của tổ chức.
Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức.
Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Sau đó, thực hiện các hoạt động sau:
Cho thuê tài chính
Cho vay bổ sung vốn lưu động đối với bên thuê tài chính.
Cho thuê vận hành với điều kiện tổng giá trị tài sản cho thuê vận hành không vượt quá 30% tổng tài sản có của công ty cho thuê tài chính.
Thực hiện hình thức cấp tín dụng khác khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Quỹ hưu bổng hay hưu trí
Quỹ sẽ nhận tiền đóng góp từ người lao động trong doanh nghiệp hoặc khu vực nhà nước.
Sau đó, đầu tư vào các loại chứng khoán trên thị trường.
Khi người lao động về hưu, quỹ sẽ trả lại tiền dưới hình thức tiền hưu.
Có hai loại quỹ hưu trí là:
Quỹ truyền thống
Quỹ đầu tư hỗ tương
Quỹ đầu tư hỗ tương là do một công ty tập hợp một nhóm người và tiến hành đầu tư tiền vốn của họ vào cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác. Mỗi nhà đầu tư sở hữu số cổ phần đại diện cho tỷ lệ nắm giữ của họ trong quỹ đó.
Huy động vốn bằng cách bán các loại chứng chỉ quỹ đầu tư (cổ phần) cho các nhà đầu tư (công chúng).
Sau đó, đầu tư vốn vào các chứng khoán khác nhau để tìm lợi nhuận.
Nhà đầu tư thu lợi nhuận qua 3 cách:
Chia cổ tức từ cổ phiếu hay lãi suất trái phiếu.
Chia lãi vốn từ việc bán chứng khoán tăng giá.
Tự bán chứng chỉ quỹ khi công ty quản lý quỹ không đồng ý bán.
Đầu tư thông qua quỹ đầu tư sẽ có lợi thế hơn đầu tư cá nhân do:
Đa dạng hóa được danh mục đầu tư nên phân tán được rủi ro
Chuyên môn hóa, được quản lý bởi một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Vì thế, khi có biến động xấu của thị trường sẽ có chiến lược ứng phó giảm đến mức thấp nhất thiệt hại.
Đơn vị quản lý là hội đồng quản lý quỹ và công ty quản lý quỹ.
Công ty quản lý quỹ là một loại hình tổ chức trung gian tài chính, chuyên thành lập và quản lý các quỹ đầu tư, phục vụ nhu cầu đầu tư trung và dài hạn của công chúng.
Các loại quỹ đầu tư
Quỹ đầu tư đóng: người đầu tư không có quyền bán lại chứng chỉ đầu tư cho quỹ đầu tư trước thời hạn kết thúc hoạt động hoặc giải thể.
Quỹ đầu tư đóng chỉ tạo vốn một lần qua phát hành chứng chỉ đầu tư ra công chúng, mà không được phát hành thêm bất cứ một loại chứng chỉ nào để huy động thêm vốn và cũng không mua lại chứng chỉ đã phát hành.
Quỹ đầu tư mở: người đầu tư có quyền bán lại chứng chỉ đầu tư cho quỹ đầu tư trước thời hạn kết thúc hoạt động hoặc giải thể.
Quỹ đầu tư thụ động:
Đầu tư theo chỉ số thị trường chứng khoán
Có chi phí quản lý thấp
Quỹ đầu tư chủ động:
Cố gắng hoạt động tốt hơn thị trường
Chi phí quản lý cao
Quỹ đầu tư trên thị trường vốn ngắn hạn: là loại quỹ chuyên đầu tư vào các loại công cụ trên thị trường tiền tệ
Quỹ tự bảo hiểm rủi ro
Quỹ tự bảo hiểm rủi rolà một loại thể chế tài chính có thể đạt được những lợi thế trong ngắn hạn hoặc dài hạn bằng cách mua bán các cổ phiếu kể cả các cổ phiếu được định giá thấp, mua bán các quyền chọn mua bán hoặc trái phiếu.
Quỹ tự bảo hiểm rủi ro được đầu tư vào bất cứ cơ hội nào, tại bất cứ thị trường nào có khả năng sinh lời và rủi ro thấp.
Nó có nhiều chiến lược khác nhau như chiến lược chống lại sự sụt giảm của thị trường chứng khoán trong điều kiện bất ổn và suy giảm của những thị trường chứng khoán quá nóng.
Mục đích chính của hầu hết các quỹ tự bảo hiểm rủi ro là giảm thiểu sự bất ổn và rủi ro để bảo toàn vốn và thu lợi trong mọi điều kiện thị trường.
Khác
Ngân hàng phát triển (quỹ hỗ trợ phát triển)
Tiết kiệm bưu điện
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng tại Việt nam
Công ty tài chính
Một số công ty tài chính ở Việt Nam như:
Các công ty trực thuộc tài chính tổng công ty: cao su, dầu khí, tàu thủy, bưu điện…
Công ty tài chính cổ phần Sông Đà, Handico, Xi Măng…
Công ty TNHH tài chính Prudential
Công ty tài chính hiện nay đã có nhiều bất cật trong quá trình hoạt động như:
Huy động quá nhiều vốn để thực hiện đầu tư, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh trong khi năng lực quản lý, trình độ quản trị doanh nghiệp và khả năng tài chính có hạn.
Ngoài ra các công ty còn đầu tư quá nhiều ra một số lĩnh vực ngoài ngành nghề chính.
Ưu điểm: giải ngân nhanh, không bị giới hạn về lượng vốn thu nhận, danh mục và giá trị tài sản nắm giữ.
Nhược điểm: thủ tục pháp lý thiếu chặt chẽ dẫn đến rủi ro tín dụng cao, lãi suất vay cao.
Công ty chứng khoán
Một số công ty chứng khoán chiếm thị phần lớn tại VN: CTCK HSC ( TP.HCM), SSI ( Sài Gòn), Bảo Việt, Vietcombank, MB (NH Quân đội).
Quý 2/2013, doanh thu từ hoạt động môi giới có xu hướng gia tăng.
Công ty bảo hiểm
Tại VN, các công ty bảo hiểm hoạt động theo quy định của Luật Bảo Hiểm Kinh Doanh. Gồm có:
Doanh nghiệp Nhà nước: Bảo Việt (15/01/1965), Bảo Minh (1995), Bảo hiểm dầu khí VN (PVI) 1996,
Công ty cổ phần: bảo hiểm Petrolimex (PJICO) : 15/06/1995; bảo hiểm bưu điện (PTI): 1/9/1998; Bảo hiểm nhà rồng (Bảo long): 11/7/1995.
Công ty liên doanh: Công ty bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh – CMG: Colonial Mutual Group – tập đoàn bảo hiểm lớn nhất ở Úc; Công ty liên doanh bảo hiểm quốc tế (VIA);
Công ty 100% vốn nước ngoài: công ty TNHH bảo hiểm Prudential; công ty TNHH bảo hiểm quốc tế (AIA); công ty TNHH bảo hiểm Manulife.
Tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
Công ty cho thuê tài chính
Năm 1995, VN cho ra đời công ty cho thuê tài chính đầu tiên là công ty cho thuê tài chính quốc tế VN (Vietnam internatinal leasing company) bắt đầu thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính.
Các công ty cho thuê tài chính chủ yếu là công ty con của các ngân hàng.
Các công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động dưới các hình thức sau:
Công ty cho thuê tài chính nhà nước
Công ty cho thuê tài chính cổ phần
Công ty cho thuê tài chính liên doanh
Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài
Một số công ty cho thuê tài chính như:
CT CTTC I – NH Nông nghiệp và Phát triển NN
CT CTTC II – NH Nông nghiệp và Phát triển NN
CT CTTC Kexim (100% vốn nước ngoài)
Quỹ đầu tư hỗ tương
Quỹ đầu tiên được chào bán ra công chúng vào cuối năm 2004.
Từ đó đến nay, đã có một số quỹ dạng đóng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán, dần thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư trong nước.
Một số quỹ tại VN: Gragon Capital, Vietfund, Vina Capital, Mekong Capital, Prudential Fund, IFC, IDG..
Quỹ hưu trí
Quỹ hưu trí chưa có tại Việt Nam. Nhưng hình thức này là một phần của Bảo Hiểm Xã Hội của Việt Nam đây là cơ quan thuộc Chính Phủ chịu sự quản lý của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội.
Trên đây là những thông tin về tổ chức tín dụng phi ngân hàng mà Luật Loan Loan cũng cấp cho bạn. Nếu có bất cứ vướng mắc gì hay cần tư vấn cụ thể hơn về lĩnh vực doanh nghiệp bạn có thể kết nối đến trực tuyến qua HOTLINE để nhận được tư vấn cụ thể nhất.
Luật Loan Loan luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng, đem lại cho khách hàng sự hài lòng và mong muốn sự đồng hành của quý khách hàng trong suốt thời gian tới!