Thủ tục công bố hợp quy sản phẩm dệt may

thủ tục công bố hợp quy sản phẩm dệt may

Từ 01/5/2018 các sản phẩm dệt may trước khi đưa ra thị trường phải được công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2017/BCT. Vậy thủ tục công bố hợp quy sản phẩm dệt may như thế nào, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây

Cơ sơ pháp lý:

Thông tư 21/2017/TT-BCT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may;

Quyết định số 560/QĐ-BCT về chỉ định tổ chức chứng nhận/ giám định sản phẩm dệt may;

Thông tư 28/2012/TT-BKHCN quy định về công bố hợp chuẩn, hợp quy;

Thông tư 02/2017/TT-BKHCN sửa đổi bổ sung một số điều trong Thông tư 28/2017/TT-BKHCN;

Nghị định 107/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.

Sản phẩm dệt may là gì?

Các sản phẩm dệt may, may mặc thuộc phạm vi áp dụng của QCVN01:20107/BTC là các sản phẩm cung cấp tại thị trương Việt Nam gồm các sản phẩm có nguồn gốc từ vật liệu dệt đã qua các công đoạn gia cồn (sợi, vải dệt thoi, vải dệt kim, vải không dệt, vải tráng phủ, vải giả da tổng hợp, các sản phẩm sản xuất từ sản phẩm nêu trên) hoặc là sản phẩm dệt may có cùng nguyên liệu, kiểu dệt, quy trình xử lý hoàn tất.

Khái niệm công bố hợp quy sản phẩm dệt may

Đối với ngành hàng may mặc, các sản phẩm dệt may trước khi được bày bán trên thị trường cần thực hiện công bố quy hợp sản phẩm. Bản công bố quy hợp sản phẩm dệt may còn được gọi là chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may.

Thực hiện thủ tục công bố quy hợp sản phẩm dệt may là việc đánh giá chất lượng, thành phần sản phẩm dệt may xem có phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của QCVN 01:2017/BCT. Quy định này chủ yếu nói về mức giới hạn hàm lượng của Formandehyt và của các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm trong các sản phẩm dệt may.

Theo quy định QCVN 01:2017/BCT của Pháp luật, các sản phẩm dệt may này cần phải công bố hợp quy sản phẩm trước khi ra mắt thị trường:

– Sản phẩm vải dệt thoi: Đây là sản phẩm được dệt trên các máy dệt thoi, được tạo thành từ các sợi vải ngang và dọc đan xen nhau.

– Sản phẩm quần áo may sẵn: Tất cả những loại quần áo cắt may sẵn theo nhiều kích cỡ khác nhau đều phải thực hiện chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may trước khi ra mắt thị trường.

– Sản phẩm không dệt: Là những loại sản phẩm được cắt may từ loại vải không dệt, loại vải này được tạo thành từ các hạt nhựa tổng hợp.

Công bố hợp quy sản phẩm dệt may có quan trọng không?

Việc công bố hợp quy sản phẩm vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Đây còn là nghĩa vụ mà các doanh nghiệp may mặc phải tuân thủ trước khi đưa sản phẩm ra mắt thị trường. Ngoài ra, việc công bố hợp quy sản phẩm dệt may còn mang lại một số lợi ích như:

– Đối với doanh nghiệp, việc thực hiện công bố hợp quy sản phẩm dệt may giúp doanh nghiệp khẳng định chất lượng sản phẩm của mình với người tiêu dùng.

– Giúp Nhà nước và các cơ quan chức năng có thẩm quyền dễ dàng quản lý chất lượng sản phẩm và loại bỏ các sản phẩm dệt may trôi nổi không rõ nguồn gốc ra khỏi thị trường tiêu dùng.

Sản phẩm dệt may nào không phải chứng nhận hợp quy?

– Hành lý của người nhập cảnh; tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân trong định mức miễn thuế;

– Hàng hóa của các tổ chức, cá nhân ngoại giao, tổ chức quốc tế trong định mức miễn thuế;

– Hàng mẫu để quảng cáo không có giá trị sử dụng; để nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phục vụ sản xuất;

– Hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại; hàng hóa tạm nhập – tái xuất; hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển; hàng đưa vào kho ngoại quan (không áp dụng đối với hàng hóa từ kho ngoại quan đưa vào nội địa để tiêu thụ);

– Quà biếu, tặng trong định mức miễn thuế;

– Hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới trong định mức miễn thuế;

– Vải và các sản phẩm dệt may chưa được tẩy trắng hoặc chưa nhuộm màu.

Sản phẩm dệt may nào bắt buộc phải chứng nhận hợp quy?

Theo quy định tại QCVN 01:2017/BCT thì tất cả các sản phẩm dệt may được quy định tại phụ lục 1 của quy chuẩn này đều phải tiến hành chứng nhận hợp quy. Các sản phẩm dệt may cần chứng nhận hợp quy được chia làm 3 nhóm chính:

– Nhóm 01: Sản phẩm dệt may cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi; hoặc có chiều dài ≤100 cm đối với bộ liền.

– Nhóm 02: Sản phẩm dệt may tiếp xúc trực tiếp với da: là sản phẩm khi sử dụng có bề mặt sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da của người sử dụng.

– Nhóm 03: Sản phẩm dệt may không tiếp xúc trực tiếp với da: là sản phẩm khi sử dụng có bề mặt sản phẩm không tiếp xúc trực tiếp với da của người sử dụng.

Đăng ký chứng nhận hợp quy may mặc gồm có mấy hình thức?

Ngày nay, theo quy định của Nhà nước, chúng ta có 2 hình thức đăng ký chứng nhận hợp quy may mặc. Tùy theo sản phẩm dệt may, các doanh nghiệp có thể chọn một trong hai hình thức công bố này:

– Hình thức 1: Sản phẩm dệt may được công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân.

– Hình thức 2: Công bố hợp quy sản phẩm dệt may dựa trên kết quả kiểm định, chỉ định của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

thủ tục công bố hợp quy sản phẩm dệt may
thủ tục công bố hợp quy sản phẩm dệt may

Quy trình chứng nhận sản phẩm dệt may theo hình thức dựa trên kết quả thử nghiệm, giám định của tổ chức đánh giá sự phù hợp được Bộ Công thương chỉ định

Trường hợp 1: Quy trình chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may nhập khẩu (sẽ được chứng nhận theo phương thức 7)

Bước 1: Đăng ký chứng nhận: Khách hàng cung cấp thông tin sản phẩm, thông tin doanh nghiệp qua bản đăng ký 

Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ thông quan hàng hóa: Sau khi đăng ký chứng nhận, chúng tôi sẽ gửi cho khách hàng các hồ sơ cần thiết, khách hàng sẽ hoàn thiện hồ sơ để cung cấp cho Hải quan để giải phóng hàng về (trong trường hợp được giải tỏa hàng hóa)

Bước 3: Đánh giá lô hàng và lấy mẫu thử nghiệm: chúng tôi sẽ đánh giá lô hàng và lấy mẫu thử nghiệm tại cảng hoặc tại kho (nếu được giải phóng hàng về)

Bước 4: Cấp chứng nhận hợp quy: Sau khi có kết quả thử nghiệm, hồ sơ đạt yêu cầu chúng tôi sẽ cấp chứng nhận hợp quy cho khách hàng. Lúc này khách hàng sẽ hoàn thiện hồ sơ nhập khẩu cung cấp cho Hải quan để thông quan hàng hóa.

Bước 5: Công bố hợp quy hàng dệt may tại Sở Công thương: Sau khi có chứng nhận hợp quy khách hàng sẽ mang hồ sơ đi công bố hợp quy tại Sở Công thương, chúng tôi sẽ hướng dẫn khách hàng thực hiện bước này.

Trường hợp 2: Quy trình chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may sản xuất trong nước (chứng nhận theo phương thức 5)

Bước 1: Đăng ký chứng nhận: Khách hàng cung cấp thông tin sản phẩm, thông tin doanh nghiệp qua bản đăng ký cho chúng tôi

Bước 2: Tiến hành ký kết hợp đồng, báo giá

Bước 3: Hướng dẫn xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng: Trong trường hợp khách hàng chưa có hệ thống đảm bảo chất lượng thì chúng tôi sẽ hướng dẫn khách hàng xây dựng (nếu khách hàng đã có Hệ thống đảm bảo chất lượng hoặc chứng nhận ISO 9001 thì bỏ qua bước này)

Bước 4: Đánh giá hợp quy tại nhà máy: chúng tôi sẽ tới nhà máy của khách hàng đánh giá quá trình sản xuất theo quy chuẩn QCVN 01:2017/BCT và lấy mẫu thử nghiệm. Để chuẩn bị cho việc đánh giá chúng tôi sẽ gửi trước cho khách hàng các hồ sơ theo yêu cầu.

Bước 5: Cấp chứng nhận hợp quy hàng dệt may: Sau khi có kết quả thử nghiệm, hồ sơ đạt yêu cầu chúng tôi sẽ cấp chứng nhận hợp quy cho khách hàng

Bước 6: Công bố hợp quy hàng dệt may tại Sở Công thương: Sau khi có chứng nhận hợp quy khách hàng sẽ mang hồ sơ đi công bố hợp quy tại Sở Công thương, chúng tôi sẽ hướng dẫn khách hàng thực hiện bước này.

Bước 7: Đánh giá giám sát: Trong thời hạn 3 năm của chứng nhận hợp quy, chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá giám sát 2 lần ở 2 năm tiếp theo.

HỒ SƠ CÔNG BỐ HỢP QUY SẢN PHẨM DỆT MAY

Tự công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân (bên thứ nhất)

a) Phương thức đánh giá phục vụ công bố hợp quy là phương thức 7;

b) Việc thử nghiệm phục vụ công bố hợp quy được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm.

Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận/ giám định của tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định (bên thứ ba)

a) Bản công bố hợp quy sản phẩm;

b) Bản sao giấy chứng nhận hợp quy phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam QCVN 01/2017/BCT; kèm theo bản sao mẫu dấu hợp quy được tổ chức giám định hoặc chứng nhận đã được chỉ định cấp.

Khi thực hiện thủ tục công bố hợp quy sản phẩm dệt may cần lưu ý gì?

Khi thực hiện thủ tục công bố hợp quy sản phẩm dệt may, dù là sản phẩm bánh kẹo sản xuất trong nước hay sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu, các doanh nghiệp đều phải lưu ý những điều này:

– Tất cả các tài liệu, các giấy tờ, hồ sơ trong thủ tục công bố đều phải sử dụng tiếng Việt. Đối với sản phẩm dệt may nhập khẩu, các loại giấy tờ gốc từ nước ngoài đều phải dịch sang tiếng Việt và có công chứng theo đúng quy định của Pháp luật.

– Phải nộp hồ sơ đúng cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của Nhà nước.

– Nộp đầy đủ lệ phí công bố hợp quy sản phẩm dệt may theo đúng quy định của Pháp luật về lệ phí hồ sơ.

– Theo dõi quá trình thẩm định và nhanh chóng tiến hành sửa, bổ sung hay giải quyết các vấn đề phát sinh theo yêu cầu của cơ quan chức năng.

– Sau khi có kết quả công bố, nếu doanh nghiệp muốn thay đổi về tên sản phẩm dệt may, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì phải tiến hành công bố hợp quy sản phẩm dệt may lại từ đầu.

– Học hỏi kinh nghiệm từ những tiền bối, những doanh nghiệp đã từng thực hiện công bố.

Trên đây là các quy định về thủ tục công bố hợp quy sản phẩm dệt may. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về thủ tục công bố hợp quy sản phẩm dệt may và những vấn đề  pháp lý liên quan, hãy liên hệ luật rong ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. 

Recommended For You

About the Author:

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775