Lợi tức, một trong những vấn đề vô cùng quan trọng và thiết yếu với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Thế nhưng lợi tức là gì, nguồn gốc và ý nghĩa của nó mang lại ra sao? Đâu là các loại phổ biến hiện nay? lợi tức cổ phần là gì? Để làm chủ lợi tức cổ phiếu các nhà đầu tư cần nắm được những nguyên tắc tối thiểu nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây.
Lợi tức cổ phần là gì?
Lợi tức là khoản lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh, có thể lợi nhuận từ việc một khoản chứng khoán hoặc có thể là khoản tiền lãi thu được từ cho vay hoặc gửi tiết kiệm tại ngân hàng, như vậy tuỳ từng trường hợp mà lợi tức sẽ có tên gọi khác nhau.
Theo đó, trong đầu tư chứng khoán, lợi tức có thể gọi là cổ tức, trong tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi kỳ hạn, nó gọi là lãi hay tiền lãi. Còn trong các hoạt động đầu tư kinh doanh khác, lợi tức có thể gọi là lợi nhuận, tiền lời…
Dưới góc độ giữa người cho vay hay nhà đầu tư lợi tức được hiểu là số tiền tăng thêm trên số vốn đầu tư ban đầu trong một khoảng thời gian nhất định, khi nhà đầu tư tiến hành đầu tư một khoản vốn, sẽ thu được một giá trị lơn hơn giá trị đã bỏ ra ban đầu và khoản chênh lệch được gọi là lợi tức.
Dưới góc độ người đi vay hay người sử dụng vốn thì lợi tức này được hiểu là số tiền đi vay phải trả cho người cho vay để được sử dụng vốn trong một thời gian nhất định, tuy nhiên, người cho vay có thể sẽ gặp rủi trong trường hợp người vay không trả tiền, rủi ro nay sẽ ảnh hưởng đến lợi tức trong tương lai.
Ví dụ về lợi tức
Để làm rõ lợi tức là gì, chúng tôi xin lấy thêm ví dụ để Quý khách hàng hiểu rõ hơn cụ thể như sau:
Chị A có ý định xây nhà nên đã đi vay ngân hàng một khoản tiền là 20.000.000 đồng, trong thời hạn 6 tháng, với lãi suất là 15%/năm. Sau 6 tháng chị A phải trả cho ngân hàng 21.500.000 đồng, trong đó có 20.000.000 là số tiền gốc mà ngân hàng cho bạn vay và 1.500.000 đồng là số tiền lãi.
Như vậy 1.500.000 đồng đồng là lợi tức mà ngân hàng thu được bằng việc cho bạn vay tiền.
Các thị trường nợ ngắn hạn chắc chắn sẽ có tác động trực tiếp đến việc vay và cho vay và ảnh hưởng không nhỏ đến phân tích đầu tư. Việc hiểu lợi tức là gì và cách tính sẽ giúp bạn xác định tỷ lệ suất lợi nhuận và so sánh các sự lựa chọn khác nhau.
Lợi tức là một thuật ngữ trong kinh tế học dùng để nói về những khoản lợi nhuận hay còn gọi là lãi, lời có thể thu được khi đầu tư, kinh doanh, hoặc đơn thuần là tiền lãi thu được sau khi gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng.
Có nhiều trường hợp khác nhau mà chúng ta có thể dùng khái niệm lợi tức để gọi. Ví dụ như: trong chứng khoán lợi tức hay còn gọi là cổ tức, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi kì hạn thì lợi tức ở đây là tiền lãi suất tiết kiệm, đơn thuần hơn là trong những hoạt động kinh doanh, lợi tức là lợi nhuận…
Các loại lợi tức trên thị trường hiện nay
Lợi tức là thu nhập được từ việc nắm giữ một chứng khoán. Nó bao gồm lãi suất hoặc cổ tức cộng với phần lãi (hoặc trừ đi phần lỗ) về vốn do giá chứng khoán tăng (hoặc giảm) trong một thời kỳ nhất định so với giá mua ban đầu.
Giả sử một người mua cổ phiếu giá 100 nghìn đồng, cuối năm anh ta được chia lợi nhuận bằng 10% và cổ phiếu tăng 20% so với giá mua ban đầu, thì lợi tức anh ta thu được sẽ là 30 nghìn đồng, hay nói cách khác, lợi tức thu được từ đầu tư chứng khoán của anh ta sẽ là 10% + 20% = 30%.
Xét trên góc độ người đi vay hay người sử dụng vốn, lợi tức là số tiền mà người đi vay phải trả cho người cho vay (là người chủ sở hữu vốn) để được sử dụng vốn trong một thời gian nhất định.
Trong thời gian cho vay, người cho vay có thể gặp phải những rủi ro như: người vay không trả lãi hoặc không hoàn trả vốn vay. Những rủi ro này sẽ ảnh hưởng đến mức lợi tức mà người cho vay dự kiến trong tương lai.
Khoản tiền đi vay (hay bỏ ra để cho vay) ban đầu gọi là vốn gốc. Số tiền nhận được từ khoản vốn gốc sau một khoản thời gian nhất định gọi là giá trị tích lũi. Tỷ suất lợi tức (lãi suất) là tỷ số giữa lợi tức thu được (phải trả) so với vốn đầu tư (vốn vay) trong một đơn vị thời gian. Đơn vị thời gian là năm (trừ trường hợp cụ thể khác).
Ý nghĩa của lợi tức cổ phần trong các hoạt động phát triển của doanh nghiệp
Trong kinh doanh, lợi tức có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó chính là minh chứng thể hiện cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đó trong cả năm, trong đó lợi tức của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận thu đạt được được sau các hoạt động kinh doanh trên, hàng hoá, dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo quy định của pháp luật (trừ thuế lợi tức).
Ngoài ra nó cũng sẽ bao gồm một số khoản lợi nhuận dựa trên những khoản doanh thu khác như:
– Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp như: mua bán trái phiếu, chứng khoán, ngoại tệ, các hoạt động cho thuê tài sản (mặt bằng, đất đai, các thiết bị máy móc, lãi tiền gửi ngân hàng, khoản lãi cổ phần và lãi do góp vốn liên doanh, hoàn nhập số dư khoản dự phòng, giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.
– Lợi tức đến từ các hoạt động bất thường của doanh nghiệp.
Thuế lợi tức là gì?
Thuế lợi tức là một loại thuế trực thu đánh vào lợi tức do các cơ sở sản xuất kinh doanh tạo ra. Theo Điều 1, Luật Thuế lợi tức quy định đối tượng phải nộp thuế lợi tức như sau:
Tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế có lợi tức từ các hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải, thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ và hoạt động kinh doanh khác trên lãnh thổ Việt Nam (gọi chung là cơ sở kinh doanh) đều phải nộp thuế lợi tức theo quy định của Luật này.
Nộp thuế lợi tức bao nhiêu?
Căn cứ Điều 10, Điều 11 Luật Thuế lợi tức thì các tổ chức, cá nhân phải nộp thuế lợi tức theo ngành nghề kinh doanh. Cụ thể như sau:
Điều 10
Tổ chức, cá nhân kinh doanh, trừ hộ kinh doanh nhỏ, hộ buôn chuyến, nộp thuế lợi tức theo thuế suất ổn định trên lợi tức chịu thuế cả năm quy định sau đây:
1 – Các ngành điện năng, khai thác mỏ, luyện kim, cơ khí, hóh chất cơ bản, phân bón, thuốc trừ sâu, vật liệu xây dựng, khai thác, chế biến lâm sản, thth sản; xây dựng, vận tải: 30%.
2 – Các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm và sản xuất khác: 40%.
3 – Thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ các loại: 50%.
Đối với hộ tư nhân kinh doanh, nếu có lợi tức hàng tháng trên sáu triệu đồng, thì ngoài việc phải nộp thuế lợi tức theo thuế suất ổn định, còn phải nộp thêm thuế lợi tức bổ sung do Hội đồng Nhà nước quy định.
Điều 11
1 – Hộ kinh doanh nhỏ nộp thuế lợi tức theo thuế suất khoán tính trên doanh thu quy định dưới đây:
a) Đối với ngành sản xuất, xây dựng, vận tải: 1%.
b) Đối với ngành thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ: 2%.
2 – Hộ kinh doanh nhỏ là hộ có doanh thu chịu thuế bình quân tháng đối với từng ngành như sau:
a) Ngành sản xuất, thương nghiệp: Đến ba triệu đồng.
b) Ngành ăn uống: Đến một triệu năm trăm nghìn đồng.
c) Ngành sản xuất gia công, vận tải, xây dựng, dịch vụ: Đến bảy trăm năm mươi nghìn đồng.
3 – Cơ sở kinh doanh buôn chuyến nộp thuế lợi tức theo tỷ lệ khoán trên doanh thu tính thuế là: 3%.
Như vậy có thể thấy rằng, lợi tức là khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực tài chính, bản chất của nó là một phần của lợi nhuận được tạo ra trong quá trình sản xuất mà người đi vay phải nhượng lại cho người cho vay theo tỷ lệ vốn đã được sử dụng…
Phân biệt lãi suất và lợi tức
Để hiểu rõ hai khái niệm này, trước hết chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm lãi suất là gì?
Theo các chuyên gia tài chính thì lãi suất là tỉ lệ mà theo đó số tiền lãi mà người vay phải có trách nhiệm chi trả cho người cho vay dựa trên số tiền vay theo cam kết ban đầu.
Một cách chính xác thì lãi suất là phần trăm tiền gốc phải trả trong một thời gian đã được xác định từ trước, thông thường sẽ được tính theo năm.
Các mục tiêu về lãi suất là một công cụ rất quan trọng của chính sách tiền tệ hiện hành, cũng như là chỉ số quan trọng để tính đến biến số đầu tư, lạm phát hoặc thất nghiệp.
Có thể thấy, lợi tức và lãi suất nó có mối liên hệ mật thiết với nhau. Theo đó, để xác định khả năng sinh lợi của vốn cho vay người ta đã so sánh lợi tức với vốn cho vay hình thành nên lãi suất tín dụng. Mà lãi suất tín dụng là tỷ lệ so sánh giữa số lợi tức thu được với số vốn cho vay phát ra trong một thời kỳ nhất định.
Như vậy, lãi suất tín dụng chính là sự cụ thể hóa của lợi tức tín dụng. Có thể hiểu nó là cái giá của quyền được sử dụng vốn trong một thời gian nhất định, mà người sử dụng phải trả cho người sở hữu nó.
Một số ví dụ về lợi tức ngoài lĩnh vực đầu tư chứng khoán
Lợi tức trong cho vay và gửi tiết kiệm
Trong cho vay và gửi tiết kiệm, lợi tức chính là khoản tiền lãi mà bạn nhận được đối với số tiền đầu tư ban đầu. Ví dụ, khi gửi tiết kiệm ngân hàng 15 triệu với lãi suất 7%/năm trong kỳ hạn 2 năm, khoản tiền lãi mà bạn nhận được sẽ là 2,1 triệu. Như vậy, lợi tức trong trường hợp này chính bằng số tiền lãi từ việc gửi tiết kiệm, tức 2,1 triệu đồng.
Tương tự như khi cho vay, khoản tiền lãi mà người đi vay trả cho bạn cũng chính là lợi tức mà bạn thu được từ số tiền đầu tư. Ví dụ, bạn cho người A vay 20 triệu với lãi suất 5%/tháng trong 3 tháng, khoản tiền lãi bạn nhận được sẽ là 3 triệu đồng. Và đây cũng chính là khoản lợi tức trong hoạt động cho vay của bạn.
Lợi tức trong đầu tư kinh doanh
Trong kinh doanh, lợi tức chính là khoản lợi nhuận đến từ việc bán hàng hay cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Chẳng hạn, nếu bạn mở một cửa hàng thời trang và bắt đầu có lợi nhuận, thì khoản lợi nhuận đó chính là lợi tức thu được từ việc đầu tư kinh doanh của bạn.
Mặt khác, đối với doanh nghiệp thì khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh cũng được coi là lợi tức của doanh nghiệp đó. Và khi khoản lợi nhuận này được phân bổ cho các cổ đông – những nhà đầu tư mua cổ phiếu của doanh nghiệp (nếu có), thì khoản lợi tức này sẽ được gọi là cổ tức.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về lợi tức cổ phần là gì. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về lợi tức cổ phần và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.