ISO 14001 là một hệ thống quản lý môi trường đầu tiên được thừa nhận – Chứng nhận ISO 14001– hệ thông quản lý môi trường hiện nay đã được áp dụng khá rộng rãi nhằm mục đích quản lý và giảm thiểu tác động tiêu cực của doanh nghiệp đến môi trường. Dưới đây chúng tôi sẽ trình bày về iso 14001, mời bạn đọc cùng theo dõi.
ISO 14001 là gì? iso 14001:2015 là gì?
ISO 14001, chứng chỉ iso 9001 là một sản phẩm của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế – ISO. ISO 14001 là tiêu chuẩn chung đầu tiên về quản lý môi trường được thừa nhận trên toàn thế giới. Tiêu chuẩn này rất tổng quát và không được áp dụng cho mọi ngành hay mọi lĩnh vực. Nó chỉ cung cấp một khung chuẩn có thể được sử dụng để đáp ứng các mục tiêu nội bộ và bên ngoài trong việc quản lý môi trường. Và việc chứng nhận ISO 14001 là điều bắt buộc đối với tất cả các nhà kinh doanh hay sản xuất nhằm tạo vị trí bền vững hơn trên thị trường cạnh tranh hiện nay lẫn phát triển hơn cho việc kinh doanh của chính doanh nghiệp mình.
Hệ thống Quản lý Môi trường ISO 14001 là tiêu chuẩn quốc tế giúp Doanh nghiệp xác định rõ vai trò quan trọng của môi trường cũng như những rủi ro từ môi trường mang lại, từ đó nhận thức được môi trường như là một phần Hoạt động của Tổ chức. Cam kết ngăn ngừa ô nhiễm môi trường là điều kiện bắt buộc trong Tiêu chuẩn này, vì vậy việc đạt được Chứng nhận ISO 14001 sẽ có tác dụng rất tốt trong việc quảng bá hình ảnh Doanh nghiệp thân thiện.
ISO 14001:2015 là công sức nghiên cứu của 121 chuyên gia của đại diện cho các bên liên quan từ 88 quốc gia về phát triển môi trường thuộc ban kỹ thuật ISO/TC 207/SC 1 để có thể sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với môi trường chính trị ,xã hội hiện nay.
Đối tượng áp dụng chứng nhận ISO 14001:
Nhờ tính tổng quát và được chấp nhận trên toàn cầu tiêu chuẩn ISO 14001 có khả năng ảnh hưởng tới các hoạt động quản lý môi trường của các công ty sản xuất trên thế giới. Hội từ thiện, các tổ chức tình nguyện và các hiệp hội thương mại có thể sử dụng tiêu chuẩn này. Bất cứ tổ chức có sản phẩm, dịch vụ hay các hoạt động thường ngày có ảnh hưởng tới môi trường cũng cần phải nhận thức về ISO 14001.
Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14001
ISO 14001 – Hệ thống quản lý môi trường – Quy định và hướng dẫn sử dụng. ISO 14004 – Hệ thống quản lý môi trường – Hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ ISO 14010 – Hướng dẫn đánh giá môi trường – Nguyên tắc chung. ISO 14011 – Hướng dẫn đánh giá môi trường – Quy trình đánh giá – Đánh giá hệ thống quản lý môi trường. ISO 14012 – Hướng dẫn đánh giá môi trường – Chuẩn cứ trình độ của chuyên gia đánh giá.
Trong đó ISO 14001 là tiêu chuẩn nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 qui định các yêu cầu đối với một Hệ thống quản lý môi trường. Các yếu tố của hệ thống được chi tiết hóa thành văn bản. Nó là cơ sở để cơ quan chứng nhận đánh giá và cấp giấy chứng nhận cho cơ sở có hệ thống quản lý môi trường phù hợp với ISO 14001.
– Bối cảnh của tổ chức
Phần này nói về các yêu cầu để hiểu tổ chức của bạn để triển khai EMS. Nó bao gồm các yêu cầu để xác định các vấn đề bên trong và bên ngoài, xác định các bên quan tâm và mong đợi của họ, xác định phạm vi của EMS và xác định các quy trình cần thiết cho EMS.
– Lãnh đạo
Các yêu cầu của lãnh đạo ngụ ý sự cần thiết của lãnh đạo cao nhất để trở thành công cụ trong việc thực hiện EMS. Lãnh đạo cao nhất cần thể hiện cam kết với EMS bằng cách đảm bảo cam kết về môi trường, xác định và truyền đạt chính sách môi trường cũng như phân công vai trò và trách nhiệm trong toàn tổ chức.
– Lập kế hoạch
Lãnh đạo cao nhất cũng phải lập kế hoạch cho tính liên tục của chức năng EMS. Các rủi ro và cơ hội của EMS trong tổ chức cần được đánh giá và xác định và lập kế hoạch các mục tiêu cải thiện môi trường để hoàn thành các mục tiêu này. Ngoài ra, tổ chức cần đánh giá tất cả các cách thức mà các quá trình của tổ chức tương tác và ảnh hưởng đến môi trường, cũng như các cam kết pháp lý và các cam kết khác cần thiết của tổ chức.
– Hỗ trợ
Phần hỗ trợ liên quan đến việc quản lý tất cả các nguồn lực cho EMS và cũng bao gồm các yêu cầu về năng lực, nhận thức, giao tiếp và kiểm soát đối với thông tin dạng văn bản (các tài liệu và hồ sơ cần thiết cho EMS). quy trình của bạn).
– Vận hành
Các yêu cầu hoạt động đề cập đến tất cả các khía cạnh của kiểm soát môi trường cần có trong các quá trình của tổ chức, cũng như nhu cầu xác định các trường hợp khẩn cấp tiềm ẩn và lập kế hoạch ứng phó để bạn sẵn sàng. ứng phó nếu trường hợp khẩn cấp xảy ra.
– Đánh giá hiệu suất
Phần này bao gồm các yêu cầu cần thiết để đảm bảo rằng bạn có thể theo dõi xem EMS của mình có hoạt động bình thường hay không. Nó bao gồm giám sát và đo lường các quy trình của bạn, đánh giá tuân thủ môi trường, đánh giá nội bộ và đánh giá liên tục của ban quản lý về EMS.
– Cải tiến
Phần cuối cùng bao gồm các yêu cầu cần thiết để làm cho EMS của bạn tốt hơn theo thời gian. Điều này bao gồm nhu cầu đánh giá sự không phù hợp của quá trình và thực hiện các hành động khắc phục đối với các quá trình.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14001 đề cập đến những vấn đề gì?
ISO 14001 đề cập chủ yếu đến :
- Hệ thống quản lý môi trường
- Đánh giá môi trường.
- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường
- Nhãn hiệu và Công bố về môi trường.
- Đánh giá tình hình thực hiện các vấn đề liên quan đến môi trường.
- Xác định rõ vai trò quan trọng của môi trường cũng như những rủi ro từ môi trường mang lại
Quy trình chứng nhận iso 14001:
Tương tự như chứng nhận iso 9001, quy trình chứng nhận iso 14001 cũng được thực hiện tương tự, gồm các bước sau:
- Giai đoạn 1: Khảo sát đánh giá và xác định ban đầu
- Giai đoạn 2: Xây dựng và áp dụng hệ thống tài liệu
- Giai đoạn 3: Xem xét đánh giá hệ thống
- Giai đoạn 4: Chứng nhận
Thời gian thực hiện
- Tư vấn và áp dụng ISO 14001: từ 60 – 90 ngày
- Chứng nhận ISO 14001: từ 15 – 30 ngày
Mỗi chứng nhận iso 14001 đều có hiệu lực trong vòng 3 năm, trong thời hạn 3 năm của hiệu lực có 2 lần đánh giá giám sát, hết thời hạn hiệu lực của chứng nhận, đơn vị phải thực hiện chứng nhận lại
Mục tiêu chính của iso 14001:
- Sự cam kết trách nhiệm của bộ phận lãnh đạo đối với yêu cầu bảo vệ môi trường
- Sự gắn kết môi trường với đường lối chiến lược kinh doanh;
- Tập trung vào các sáng kiến chủ động trong việc bảo vệ môi trường
- Giao tiếp hiệu quả thông qua các chiến lược truyền thông;
- Suy nghĩ trên cơ sở vòng đời của sản phẩm, dịch vụ; cân nhắc từng giai đoạn, quá trình từ lúc xây dựng, phát triển cho đến khi kết thúc hướng tới xây dựng và xác định tác động môi trường của sản phẩm
Để có thể đạt được sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn iso 14001 đơn vị cần phụ thuộc vào các yếu tố:
- Quy mô của tổ chức
- Vị trí của tổ chức
- Phạm vị áp dụng của tổ chức
- Chính sách môi trường của tổ chức
- Loại hình hoạt động của sản phẩm/ dịch vụ của tố chức
- Các khía cạnh và tác động môi trường của tổ chức
- Các yêu cầu của pháp luật mà tổ chức cam kết tuân thủ
Chứng nhận ISO 14001 mang lại những lợi ích gì?
- Hạn chế chất thải trong sản xuất bằng cách quản lý hệ thống và tái sử dụng chất thải
- Tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên do quy trình quản lý chặt chẽ và tái chế chât thải
- Hạn chế rủi ro, đảm bảo sức khỏe cho người lao động, tránh mất tiền chi phí do thanh tra
- Thủ tục cấp các loại giấy phép nhanh chóng do tạo được niềm tin của một
- Doanh nghiệp thân thiện với Cơ quan địa phương cũng như nhân dân xung quanh Nhà máy
- Tạo được một hình ảnh tốt cho doanh nghiệp đồng thời sẽ dễ dàng hơn đối với các thị trường yêu cầu có chứng nhận ISO 14001.
10 lợi ích chính mà tiêu chuẩn ISO 14001 có thể mang lại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ:
- Tiêu chuẩn giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng với các doanh nghiệp lớn hơn
- Tiêu chuẩn mở cửa thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp
- Tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp khám phá các hoạt động kinh doanh tốt nhất
- Tiêu chuẩn hướng tới hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Tiêu chuẩn mang lại uy tín và sự tin tưởng cho khách hàng của doanh nghiệp
- Tiêu chuẩn mở ra các cơ hội kinh doanh và bán hàng mới
- Tiêu chuẩn mang đến cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh
- Tiêu chuẩn giúp cho thương hiệu của doanh nghiệp được thừa nhận toàn cầu
- Tiêu chuẩn giúp cho doanh nghiệp phát triển
- Tiêu chuẩn mang lại một ngôn ngữ chung được sử dụng xuyên suốt trong các ngành công nghiệp
Lý do doanh nghiệp phải có chứng nhận ISO 14001
Pháp luật và những sự ép buộc khác đối với doanh nghiệp
Hiện nay, Chính phủ của tất cả các quốc gia đều đang tăng cường kiểm soát các hoạt động ảnh hưởng tới môi trường. Các quốc gia đều nghiêm khắc xử phạt việc vi phạm luật và các giới hạn cho phép về môi trường.
Tình hình đó buộc các doanh nghiệp phải tiến hành các biện pháp giám sát cần thiết để minh chứng rằng họ đáp ứng các yêu cầu cho phép hoặc tuân thủ các điều luật.
Khi sự cố môi trường xảy ra, các doanh nghiệp còn gặp khó khăn khi xử lý khẩn cấp sự cố.
Đồng thời, cơ quan chức năng buộc Doanh nghiệp phải đình chỉ sản xuất cho tới lúc giải quyết xong sự cố. Trong một số trường hợp đặc biệt doanh nghiệp còn phải di dời địa điểm hoặc đầu tư công nghệ mới để kiểm soát ô nhiễm.
Tạo uy tín & lợi thế trước các đối thủ trong các hoạt động đấu thầu và kinh doanh.
Khi doanh nghiệp tham gia đấu thầu hoặc các dự án. Chủ đầu tư sẽ yêu cầu Doanh nghiệp cần phải chứng minh các cam kết về bảo vệ môi trường
Thương hiệu của Doanh nghiệp
Xu thế hiện nay người tiêu dùng có sự lựa chọn các sản phẩm được sản xuất trong các điều kiện tốt về môi trường.
Bạn hàng, những người luôn cẩn trọng khi lựa chọn, ký kết các hợp đồng hẳn phải cân nhắc kỹ hơn về điều này.
Do vậy, chứng nhận Iso 14001 là một trong những điều kiện ảnh hưởng tới Doanh nghiệp trên thị trường.
Yêu cầu bắt buộc tại các thị trường có yêu cầu khắt khe về môi trường.
Nhiều nước trên thế giới đã có sử dụng “Tiêu dùng xanh – Green Consumer”. Nó đang là áp lực đối với các doanh nghiệp muốn cung cấp vào những thị trường này.
Mặc dù việc tuân thủ các điều luật về môi trường có thể làm tăng giá thành. Tuy nhiên xu thế là các sản phẩm đạt các yêu cầu môi trường cao hơn vẫn được ưa chuộng hơn.
Giảm thiểu chi phí và rủi ro tài chính
Khi doanh nghiệp có các giải pháp giảm thiểu hoặc loại bỏ ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng, nguyên nhiên liệu, giảm nguồn thải, tái chế hoặc tái sử dụng các phế liệu.
Đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã bắt đầu tiết kiệm được chi phí ở những khoản này.
Giảm thiểu các rủi ro và tài chính liên quan tới sự cố môi trường.
Tương thích với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác
ISO 14001 được thiết kế để có thể thích hợp được với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác như OHSAS; ISO 9001; SA 8000
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về iso 14001 là gì. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về iso 14001 và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.