HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC THUÊ NHÀ

Trong các giao dịch dân sự quan trọng, giá trị lớn, trước khi chính thức ký hợp đồng, để bảo đảm hợp đồng sẽ được thực hiện theo mong muốn, các bên thường tiến hành đặt cọc. Việc đặt cọc như vậy nên thể hiện rõ ràng trong một văn bản gọi là “hợp đồng đặt cọc thuê nhà“. 

Hợp đồng đặt cọc thuê nhà là gì?

Hợp đồng thuê nhà trọ được hiểu đơn giản là một hợp đồng dân sự. Theo đó, bên cho thuê nhà có nghĩa vụ giao nhà cho bên thuê sử dụng trong thời gian thỏa thuận trong hợp đồng. Bên thuê nhà có nghĩa vụ đóng tiền nhà hàng tháng, hàng quý theo thỏa thuận của hai bên.

Hợp đồng này nhất định phải được lập thành văn bản. Nếu thời hạn thuê trên 6 tháng phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thường là hợp đồng cho thuê nhà nguyên căn. Giá nhà ở do hai bên tự thỏa thuận. Trong trường hợp pháp luật có quy định về khung giá thuê nhà thì không được vượt khung.

Một số lưu ý khi soạn thảo mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà

Hợp đồng thuê trọ là một văn bản thể hiện sự thỏa thuận giữa người đi thuê và người cho thuê nhà. Với những mục đích khác nhau như để kinh doanh, để ở, để làm nhà kho,…

Hợp đồng cho thuê nhà trọ được ký kết dựa trên sự tự nguyện thỏa thuận của hai bên thể hiện qua các điều khoản có trong hợp đồng. Vậy một hợp đồng thuê nhà, phòng trọ thường gồm các nội dung gì và được trình bày như thế nào? 

Một mẫu hợp đồng thuê nhà dù đánh máy hay viết tay đều phải có các nội dung sau đây: Thông tin các bên tham gia hợp đồng, chi tiết về nhà cho thuê, thời gian thuê nhà, giá trị mẫu hợp đồng cho thuê nhà, phương thức thanh toán, tiền đặt cọc cho thuê nhà, quyền và nghĩa vụ các bên, thời gian hợp đồng cho thuê nhà có hiệu lực, điều khoản về đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê nhà, các điều khoản thỏa thuận khác, ký tên hai bên.

hợp đồng đặt cọc thuê nhà
hợp đồng đặt cọc thuê nhà

Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC
( V/v : Đặt cọc thuê nhà)

Căn cứ qui định tại Bộ luật dân sự, Luật nhà ở.

Theo sự thỏa thuận của các bên.

Hôm nay, ngày …… tháng ….. năm 20….
Tại :

Chúng tôi gồm:

Bên đặt cọc : 

Địa chỉ: xxx

Điện thoại:               Fax:                        Email:

Giấy CNĐKKD số:

Mã số thuế:

Số tài khoản: Ngân Hàng:

Đại diện:                                                Chức vụ: 

Sau đây gọi là Bên A.

Bên nhận đặt cọc :

Ông :

Số CMND/hộ chiếu:                  cấp ngày              tại

Số CMND/hộ chiếu:                   cấp ngày              tại 

Ngụ tại : 

Điện thoại:                                 – Email:

Sau đây gọi là Bên B.

Sau khi trao đổi, thỏa thuận, hai bên cùng nhau ký kết hợp đồng đặt cọc này với nội dung như sau:

Điều 1: TIỀN ĐẶT CỌC, MỤC ĐÍCH & THANH TOÁN

1.1. Theo đề nghị của bên A, bên B đồng ý sẽ cho bên A thuê căn nhà số XXX , Phường …, Quận …, … do mình là chủ sở hữu.

1.2. Để bảo đảm việc ký kết Hợp đồng thuê nhà dự kiến vào ngày …, nay bên A đồng ý đóng cho bên B một số tiền là … đồng gọi là tiền đặt cọc.

1.3. Mục đích đặt cọc : bảo đảm thực hiện việc ký kết hợp đồng thuê nhà.

1.4. Thời gian đặt cọc : ngay sau khi hai bên cùng ký hợp đồng đặt cọc này.

1.5. Hình thức thanh toán : tiền mặt. Sau khi nhận tiền, bên B ghi rõ “đã nhận đủ … triệu đồng“ vào cuối hợp đồng này.              

Điều 2: THỎA THUẬN VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT TIỀN ĐẶT CỌC

2.1. Đối với bên A :

Giao tiền đặt cọc cho Bên B theo đúng thỏa thuận.

Nếu trong thời gian từ khi ký hợp đồng này đến ngày … mà thay đổi ý định, không muốn thuê nhà nữa thì phải chịu mất toàn bộ số tiền đã đặt cọc.

Nếu đến hết ngày … ( là ngày dự kiến ký hợp đồng thuê nhà) mà bên B không liên hệ để ký hợp đồng thuê nhà thì cũng xem như đã tự ý không muốn thuê nhà nữa. Ngoại trừ trường hợp có lý do chính đáng, báo trước tối thiểu 2 ngày và được bên B chấp nhận bằng văn bản.

Được nhận lại toàn bộ số tiền đã đặt cọc sau khi hai bên chính thức ký hợp đồng thuê nhà tại Phòng công chứng.

Trừ trường hợp hai bên có sự thỏa thuận khác về số tiền này (sẽ được ghi rõ trong hợp đồng thuê nhà).

Các quyền và nghĩa vụ khác (ngoài những thỏa thuận trên) của bên đặt cọc theo qui định tại Bộ luật dân sự.

2..2. Đối với bên B:

Được nhận số tiền đặt cọc theo thỏa thuận tại Điều 1.

Được sở hữu và sử dụng toàn bộ số tiền đặt cọc đã nhận nếu bên A thay đổi ý kiến (không thuê nhà nữa) hoặc đến hết ngày … bên A không liên hệ để ký kết hợp đồng thuê nhà.

Nếu từ ngày ký hợp đồng này đến hết ngày … mà bên B thay đổi ý kiến (không cho bên A thuê nhà nữa) thì bên B phải trả lại cho bên B toàn bộ số tiền đặt cọc đã nhận và bồi thường cho bên B thêm một khoản tiền khác tương đương một số tiền đặt cọc đã nhận …

Các quyền và nghĩa vụ khác (ngoài những thỏa thuận trên) của bên nhận đặt cọc theo qui định tại Bộ luật dân sự.

Điều 3: ĐIỀU KHOẢN CHUNG

3.1. Hai bên xác định hoàn toàn tự nguyện khi giao kết hợp đồng này, cam kết cùng nhau thực hiện nghiêm túc những điều đã thỏa thuận trên đây.

3.2. Nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc hòa giải, cùng có lợi. Nếu không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Bên thua kiện phải chịu trả toàn bộ các chi phí liên quan đến vụ kiện, kể cả chi phí thuê luật sư cho bên thắng kiện.

3.3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ khi hai bên cùng ký, được lập thành 02 (hai) bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 (một) bản.

BÊN ĐẶT CỌC                                          BÊN NHẬN ĐẶT CỌC
(ký, ghi rõ họ tên)                                              (ký, ghi rõ họ tên
                                                       và ghi rõ ”đã nhận đủ số tiền 30 triệu đồng“)

Nếu còn bất cứ vướng mắc gì, bạn vui lòng liên hệ tổng đài Luật Loan Loan để được gặp các Luật sư, chuyên viên tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ.

Luật Loan Loan mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa để chúng tôi ngày càng được hoàn thiện hơn!

Recommended For You

About the Author:

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775