GIÀNH QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN

Với nhiều năm kinh nghiệm lgiải quyết vấn đề giành quyền nuôi con khi ly hôn, chúng tôi hiểu rằng việc hai bên vợ/chồng đều có nguyện vọng được là người trực tiếp nuôi con là điều dễ hiểu.

Bởi con cái là tài sản vô giá và tình cảm cha/mẹ với con là thiêng liêng và bất tử. Vì vậy, Tranh chấp giành quyền nuôi con khi ly hôn là một trong những dạng tranh chấp rất phổ biến khi hai vợ chồng tiến hành thủ tục ly hôn tại Tòa án.

Giành quyền nuôi con khi ly hôn

Để giành quyền nuôi con, khi ly hôn bố/mẹ nộp Đơn ly hôn kèm Hồ sơ khởi kiện và yêu cầu được nuôi con đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn.

Sau khi tòa án đã thụ lý đơn, các bên bố/mẹ muốn giành quyền nuôi con phải thu thập tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho tòa án thấy rằng, nếu giao con cho mình thì sẽ đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt cho con.

giành quyền nuôi con khi ly hôn
giành quyền nuôi con khi ly hôn

Các bên bố/mẹ có thể chứng minh trên góc độ kinh tế- thu nhập, nơi ở, điều kiện học tập, môi trường sinh sống, thời gian chăm sóc, người chăm sóc….

Căn cứ giải quyết giành quyền nuôi con

Về việc giành quyền nuôi con khi ly hôn được quy định trong điều 81, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Theo quy định trên, việc con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao trực tiếp cho mẹ nuôi, tuy nhiên con của bạn hiện nay đã 4 tuổi (tức đã trên 36 tháng tuổi) nên không thể áp dụng theo khoản 3 điều 81.

Do vậy quyền nuôi con của cả hai vợ chồng là như nhau. Trước khi xác định ai là người được nuôi con khi hai vợ chồng ly hôn thì trước tiên vợ chồng sẽ phải thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với con.

Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ tiến hành xét xử và ra quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi khi bên nào có điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con.

Thực tế khi giải quyết ly hôn, tòa án phải căn cứ vào các điều kiện thực tế của hai vợ chồng, căn cứ vào nguyện vọng của các con để Tòa án quyết định giao con cho ai.  Vì vậy, mỗi vụ án tùy vào điều kiện của mỗi bên sẽ có cách tiếp cận và phương án giải quyết khác nhau.

Để giành quyền nuôi con, Bố/mẹ nên chứng minh một số vấn đề cơ bản sau:

Điều kiện về vật chất (kinh tế):

Bạn phải chứng minh được mình có đầy đủ các điều kiện về vật chất như:

Thu nhập thực tế

Công việc ổn định

Có chỗ ở ổn định (nhà ở hợp pháp)

Theo đó Bạn phải có điều kiện về tài chính hơn so với vợ/chồng của mình, mức thu nhập, nơi cư trú của bạn phải đủ để đảm bảo điều kiện về nuôi dưỡng, học tập và vui chơi cho cháu bé.

Để chứng minh được vấn đề này bạn cần cung cấp cho Toà án những giấy tờ như: hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đất, sở hữu nhà (sổ đỏ),…

Điều kiện về tinh thần:

Các điều kiện về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ…

Như vậy, để giành quyền nuôi con bạn phải chứng minh được các điều kiện mọi mặt mà chị giành được cho con.

Trên thực tế, khi quyết định giao con cho ai Tòa án dựa trên các tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp trên cơ sở đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho con.

Vì vậy, để giành được quyền nuôi con thì mỗi bên cũng phải có phương án cung cấp tài liệu, hồ sơ phù hợp trên cơ sở đánh giá những tài liệu, hồ sơ bên còn lại cung cấp cho Tòa án.

Kinh nghiệm giành quyền nuôi con khi ly hôn mà bạn cần phải biết

Chứng minh được đối phương trong thời gian chung sống không quan tâm con, bạo lực với con

Để được trực tiếp nuôi dưỡng con, người vợ/người chồng phải là người yêu thương và dành nhiều tình cảm cho con.

Vì vậy, nếu bạn chứng minh được đối phương trong thời gian chung sống thường xuyên có những hành vi bạo lực với con về thể xác hoặc tinh thần, không quan tâm, lo lắng cho con, không hoàn thành tốt trách nhiệm của một người cha, người mẹ…thì bạn sẽ giành lợi thế khi Tòa án phán quyền nuôi con.

Chứng minh bạn đủ điều kiện kinh tế để nuôi con

Điều kiện vật chất, tức yếu tố kinh tế là yếu tố quan trọng thứ hai mà Tòa án sẽ xét đến khi phán quyết quyền nuôi con.

Người không có thu nhập ổn định khó mà có thể đáp ứng cho con được những nhu cầu tối thiểu. Do đó, người trực tiếp nuôi dưỡng con phải là người có điều kiện vật chất đảm bảo nuôi con.

Tất nhiên, không phải cứ người nào có tài chính tốt hơn sẽ giành được quyền nuôi con nhưng nếu bạn không chứng minh được thu nhập của mình đảm bảo việc nuôi con thì đây chắc chắn sẽ là một điều bất lợi đối với bạn trong việc giành quyền nuôi con khi ly hôn

Chứng minh được đối phương có lỗi trong ly hôn

Khi ra tòa ly hôn, nếu bạn chứng minh được đối phương là người có lỗi làm cho cuộc sống hôn nhân không thể tiếp tục thì bạn sẽ có lợi thế trong việc giành quyền nuôi con.

Bạn phải đưa ra các bằng chứng chứng minh được rằng người vợ/người chồng của mình đã có những hành động hoặc những vi phạm về đạo đức dẫn đến kết quả phải chấm dứt hôn nhân như ngoại tình, bạo lực gia đình, không thực hiện tốt nghĩa vụ của người chồng, người cha,…

Trên thực tế, việc chứng minh được đối phương có lỗi trong khi ly hôn cũng phần nào giúp bạn giành những lợi thế đáng kể khi Tòa án phán xét quyền nuôi con.

Một trong những yếu tố quan trọng để Tòa án quyết định việc giao con cho ai trực tiếp nuôi dưỡng chính là yếu tố phẩm chất đạo đức.

Những người vợ/người chồng khiến đối phương ly hôn vì không chung thủy, vì có hành vi bạo lực cũng thể hiện đạo đức và phẩm chất không tốt. Vì vậy, đó sẽ là lợi thế cho bạn khi chỉ ra lỗi của đối phương dẫn đến việc ly hôn.

Các bằng chứng đó có thể là những chứng cứ cho thấy hành vi ngoại tình của vợ/chồng, giấy tờ chứng minh thương tích do hành vi bạo hành gây ra,…

Chứng minh được bạn có thời gian chăm sóc con

Người trực tiếp nuôi dưỡng con phải có thời gian dành cho con. Để trẻ phát triển toàn diện, trẻ cần phải được đáp ứng cả về yếu tố vật chất và tinh thần.

Nếu bạn có kinh tế nhưng lại không thể bố trí thời gian để chăm sóc, gần gũi con thì Tòa án cũng khó có thể giao con cho bạn trực tiếp nuôi dưỡng. Điều này được minh chứng qua rất nhiều vụ án được xét xử trên thực tiễn.

Do đó, nếu như đối phương là người thường xuyên phải đi xa nhà, không có thời gian bên con, bạn sẽ giành thêm lợi thế trong cuộc chiến giành quyền nuôi con.

Cho dù đối phương có nền tảng tài chính tốt hơn bạn nhưng nếu bạn chứng minh được đối phương không thể giành thời gian để chăm sóc con hoặc không trực tiếp nuôi dưỡng con thì đó sẽ là bất lợi lớn cho họ.

Yếu tố thời gian có thể được chứng minh qua thời gian làm việc của bạn hàng tuần, hàng tháng, tính chất công việc có thường xuyên phải đi xa nhà hay không…

Các yếu tố khác…..

Yếu tố vật chất là một trong những yếu tố quan trọng khi Tòa án phán quyết quyền nuôi con. Tuy nhiên, đó không phải là yếu tố quyết định.

Tức là dù đối phương có nền tảng tài chính tốt hơn, bạn vẫn có thể giành quyền nuôi con. Điều kiện tài chính đảm bảo mà pháp luật nhắc tới không phải là yêu cầu cho con có cuộc sống chất lượng cao, đầy đủ mọi thứ.

Vì vậy, người điều kiện về tiền bạc hoặc thời gian, bạn cần chứng minh được mình có nhiều yếu tố khác đảm bảo nuôi dưỡng con tốt hơn như tình cảm dành cho con, con muốn ở với bạn hơn, bạn chăm sóc con tốt hơn,…

Chứng minh được những yếu tố trên, bạn sẽ giành được lợi thế gần như tuyệt đối khi Tòa án phán quyết quyền nuôi con.

quyền nuôi con khi ly hôn
quyền nuôi con khi ly hôn

Tuy nhiên, trên thực tế, không phải lúc nào bạn cũng dễ dàng và biết cách chứng minh các lợi thế của mình. Bạn cần phải chuẩn bị các giấy tờ hoặc tài liệu cần thiết để chứng minh cho Tòa án rằng bạn có điều kiện kinh tế tốt hơn đối phương hoặc ở mức đảm bảo nuôi con.

Bạn phải tìm cách chứng minh mình có phẩm chất đạo đức tốt, môi trường sống tốt cho con, thời gian dành cho con nhiều hơn đối phương…Song song với đó, bạn cũng phải tìm ra các bất lợi nếu cho con ở với đối phương để Tòa án xem xét.

Tìm đến chúng tôi để được tư vấn tốt nhất về giành quyền nuôi con khi ly hôn.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn giành quyền nuôi con  chúng tôi hiểu được rằng việc vợ chồng ly hôn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của con trẻ khi luôn thiếu đi tình cảm của cha mẹ, không được hưởng trọn vẹn sự yêu thương, chăm sóc và đùm bọc, không có được một mái ấm gia đình theo đúng nghĩa.

Tuy nhiên, khi không níu kéo những thứ đã không thuộc về mình cũng là cách các cặp vợ chồng tránh làm tổn thương lẫn nhau cũng như tổn thương cho các con và các thành viên khác trong gia đình.

Mặc dù kết thúc hôn nhân là điều không ai muốn, tuy nhiên khi không thể tiếp tục thì các cặp vợ chồng hãy chuẩn bị cho mình đầy đủ những kiến thức, ít nhất là cơ bản để đảm bảo quyền lợi của mình, nhất là giành quyền nuôi con.

Vậy nên gọi đến tổng đài tư vấn giành quyền nuôi con  là rất cần thiết để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về địa chỉ Email

Với việc liên hệ với tổng đài của chúng tôi quý khách sẽ Tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí; Được đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn pháp lý có chuyên môn giàu kinh nghiệm chia sẻ và giải đáp những thắc mắc với thái độ phục vụ chuyên nghiệp – tận tâm; bảo mật tuyệt đối thông tin và bí mật đời tư.

Chúng tôi Luật Loan Loan mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa để chúng tôi được ngày càng hoàn thiện hơn.

Recommended For You

About the Author:

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775