Tình trạng ly hôn đang ngày càng gia tăng đặc biệt là ly hôn đơn phương. Tuy nhiên, một vụ việc ly hôn xảy ra nó không chỉ là vấn đề của hai người mà còn liên quan tới rất nhiều người thân xung quanh.
Song, khi đơn phương ly hôn vấn đề được quan tâm nhiều nhất là vấn đề đơn phương ly hôn có được quyền nuôi con hay không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này sau đây Luật Loan Loan sẽ cung cấp một số thông tin liên quan tới vấn đề này.
Những quy định về đơn phương ly hôn có được quyền nuôi con
Quyền yêu cầu ly hôn
Căn cứ theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:
“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Căn cứ ly hôn
Theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định như sau:
“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Như vậy, nếu có căn cứ theo quy định nêu trên bạn có thể ly hôn theo yêu cầu một bên.
Ly hôn đơn phương và quyền nuôi con
Quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn
Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Như vậy, có nghĩa rằng sau khi ly hôn, dù là ly hôn đơn phương nhưng cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng con theo quy định nêu trên.
Trường hợp không thỏa thuận được việc nuôi con thì Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện của các bên đảm bảo điều kiện về quyền lợi mọi mặt của con, hoặc nếu con trên 07 tuổi phải xem xét nguyện vọng của con.
Đặc biệt, trong trường hợp ly hôn mà có con dưới 36 tháng tuổi thì sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ các trường hợp theo quy định nêu trên.
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ không trực tiếp nuôi con khi ly hôn
Theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định:
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu vợ/chồng – người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con.
Như vậy để giải quyết về vấn đề con cái, Tòa án sẽ không phụ thuộc vào yếu tố ly hôn đơn phương hay ly hôn thuận tình, do đó để trả lời câu hỏi đơn phương ly hôn có được quyền nuôi con không thì câu trả lời ở đây là có, nhưng bạn phải đảm bảo được những tiêu chí và điều kiện mà pháp luật quy định.
Tại sao cần tư vấn đơn phương ly hôn có được quyền nuôi con?
Hôn nhân là mối quan hệ mang tính chất pháp lý giữa vợ và chồng, được pháp luật ghi nhận trên cơ sở tình yêu và ý chí tự nguyện của hai bên nam nữ. Mỗi người khi tiến tới hôn nhân đều mong muốn xây dựng một gia đình hạnh phúc, đầy ắp niềm vui và tiếng cười.
Thế nhưng đối mặt với guồng quay của cuộc sống, những khó khăn và biến cố xảy ra trong đời sống chung của hai người, những áp lực về kinh tế, sự khác biệt về lối sống…là những nguyên nhân khiến cho người trong cuộc trở nên bế tắc và muốn tìm lối thoát.
Khi mâu thuẫn đã lên đến đỉnh điểm, đến giới hạn của sự chịu đựng, không tìm được tiếng nói chung thì ly hôn đơn phương là cách duy nhất mà người ta thường nghĩ tới.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây chính là việc sẽ thực hiện trình tự thủ tục ly hôn ra sao, các giấy tờ, tài liệu liên quan như thế nào, tìm kiếm ở đâu?
Và được thực hiện tại cơ quan nào, vấn đề ly hôn đơn phương và quyền nuôi con như thế nào?… đều là những trở ngại lớn mà họ gặp phải.
Chính vì vậy để biết được đơn phương ly hôn có được quyền nuôi con không thì việc đầu tiên nên tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực này.
Hướng dẫn liên hệ tư vấn đơn phương ly hôn có được quyền nuôi con
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật vui lòng gọi nghe hướng dẫn và lựa chọn lĩnh vực hôn nhân gia đình để kết nối trực tiếp với luật sư, chuyên viên tư vấn của chúng tôi.
Thời gian hoạt động tư vấn pháp luật Hoạt động từ 8h00 – 21h00 tất cả các ngày trong tuần. Luật sư, chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẵn sàng lắng nghe và tư vấn, giải đáp mọi vướng mắc pháp lý mà bạn đề cập.
Nếu có bất kỳ vướng mắc gì về pháp luật cách nhanh chóng và tiện lợi nhất hãy nhấc điện thoại gọi cho chúng thôi theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Kết nối với tổng đài tư vấn ly hôn đơn phương và quyền nuôi con bằng cách gọi tới sđt
Bước 2: Nghe lời chào và vui lòng đợi kết nối tới chuyên viên tư vấn
Bước 3: Kết nối với luật sư, chuyên viên tư vấn trong lĩnh vực hôn nhân gia đình và đặt câu hỏi cho luật sư, chuyên viên
Bước 4: Lắng nghe câu trả lời của chuyên viên tư vấn, trao đổi hoặc yêu cầu làm rõ hơn nội dung tư vấn.
Để đảm bảo cho việc tư vấn, quý khách hàng nên chuẩn bị đầy đủ các tài liệu liên quan để đáp ứng thuận lợi và giải đáp hiệu quả những thắc mắc của mình.
Hình thức tư vấn khác
Nhằm đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ tư vấn pháp luật, Luật Loan Loan còn tư vấn ly hôn đơn phương và quyền nuôi con thông qua các hình thức như tư vấn trực tiếp, tư vấn thông qua email.
Liên hệ tư vấn trực tiếp theo hướng dẫn sau:
Đặt lịch hẹn tư vấn đơn phương ly hôn có được quyền nuôi con thông qua tổng đài.
Đặt lịch hẹn trên websit
Đặt lịch hẹn thông qua email
Chúng tôi sẽ liên hệ lại cho bạn để xác nhận lịch hẹn và sắp xếp luật sư, chuyên viên phù hợp để hỗ trợ theo yêu cầu của quý khách hàng.
Để tiện lợi hơn cho nhu cầu tư vấn một cách chi tiết, kỹ lưỡng Luật Loan Loan còn hỗ trợ tư vấn ly hôn đơn phương và quyền nuôi con thông qua email.
Quý khách hàng đặt câu hỏi tư vấn đơn phương ly hôn có được quyền nuôi con qua email vui lòng thực hiện các bước sau:
Bước 1: Công ty nhận thông tin đề nghị cần tư vấn ly hôn đơn phương và quyền nuôi con qua email hoặc qua hotline công ty.
Bước 2: Đội ngũ luật sư tư vấn pháp luật sẽ kiểm tra, đánh giá nội dung được gửi đến và phản hồi câu hỏi của khách hàng.
Bước 3: Chuyển câu hỏi đến bộ phận luật sư chuyên môn trả lời tư vấn (mất phí dịch vụ, nếu khách hàng đồng ý với giá cả dịch vụ về các thủ tục theo khách hàng yêu cầu).
Bước 4: Gửi bản tư vấn đã hoàn thành đến địa chỉ email của khách hàng và đội ngũ nhân sự của chúng tôi liên hệ với bạn qua điện thoại để thông báo kết quả tư vấn.
Với những thông tin về vấn đề đơn phương ly hôn có được quyền nuôi con Luật Loan Loan mong muốn sẽ giúp đỡ được Quý khách hàng giải quyết được vấn đề một cách nhanh chóng, phù hợp với quy định của pháp luật và bảo đảm được quyền lợi của mình.